ĐỊNH HƯỚNG CHUNG CHO PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO SƠ CẤP NGHỀ Ở VIỆT NAM
Định Hướng Chung Cho Phát Triển Đào Tạo Sơ Cấp Nghề Ở Việt Nam
Sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta đang có những chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại với nhiều tác động như xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học, công nghệ, chính sách mở rộng giao lưu với các nước trong mọi lĩnh vực sản xuất - kinh doanh. Sự phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải đáp ứng một lực lượng lao động mới có năng lực cao, cơ cấu ngành nghề đa dạng và quy mô phát triển phù hợp về ngành nghề, vùng miền theo yêu cầu mới của thị trường lao động trong và ngoài nước.
Phát triển nguồn nhân lực là mối quan tâm hàng đầu và là chiến lược ưu tiên của mọi quốc gia trong quá trình đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội theo xu thế toàn cầu hóa. Trong đó nhân lực có trình độ tay nghề, THCN, Cao Đẳng và Đại Học được coi trọng phát triển cả về quy mô và chất lượng.
Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học không thể thiếu trong hệ thống giáo dục Quốc dân, có vị trí tiếp thu thành quả của giáo dục phổ thông và là nguồn lao động trực tiếp cho xã hội. Luật Giáo dục đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là “Đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo”
.
Hơn nữa, chiến lược phát triển giáo dục đào tạo đã khẳng định rõ “Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố quốc phòng an ninh, đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền, mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả”.
Để đạt được các mục tiêu chiến lược, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó giải pháp (1) “Đổi mới quản lý nhà nước về dạy nghề” và giải pháp (2) “Phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề” là hai giải pháp đột phá; giải pháp (3) “ Xây dựng khung trình độ nghề quốc gia” là giải pháp trọng tâm.
Trung tâm dạy nghề Thanh Xuâncũng đang thực hiện theo định hướng chung nhằm phát triển nâng cao chất lượng đào tạo để cung ứng nguồn nhân lực ra thị trường chất lượng tốt.